Chủ tịch BRG nhận danh hiệu 'Nữ Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu - Cúp Bông Hồng Vàng'
Một người đàn ông đã dùng hơn 52 tỉ đồng để mua 6 tài sản đấu giá của một công ty đấu giá, để rồi bị lừa đảo hết sạch. Ngày 1.1.2025, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.HCM đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can Trần Tấn Hoàng (43 tuổi, ở quận Tân Phú) để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Đây là người thành lập Công ty Đấu giá Hợp danh VAMC, nơi đã khiến hơn 52 tỉ của một người đàn ông "không cánh mà bay". Trước đó, thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, Phòng Cảnh sát kinh tế xác lập chuyên án 089L, đấu tranh, bắt giữ Trần Tấn Hoàng để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", thông qua hoạt động đấu giá tài sản.Công an xác định vào tháng 5.2019, bị can Trần Tấn Hoàng thành lập Công ty Đấu giá Hợp danh VAMC (công ty này đã nhiều lần thay đổi tên như Công ty Tiền Phong, Hoàng Phát, Trung Tín) và thuê người đại diện pháp luật, điều hành các phiên đấu giá.Do cần tiền trả nợ và tiêu xài cá nhân, từ tháng 2.2020 - 1.2022, Trần Tấn Hoàng đã đưa ra thông tin gian dối về việc Công ty VAMC được cơ quan thi hành án giao bán đấu giá nhiều tài sản, để một người đàn ông tin tưởng nộp tiền đặt cọc.Ông này đã nộp hơn 52 tỉ đồng để mua 6 tài sản đấu giá. Tuy nhiên, Trần Tấn Hoàng không thực hiện đúng cam kết mà chiếm đoạt số tiền này sử dụng mục đích cá nhân.Nhận tin báo, Công an TP.HCM đã khẩn trương xác lập chuyên án, đấu tranh, bắt giữ Hoàng, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.Ngoài ra, quá trình điều tra Phòng Cảnh sát kinh tế còn nhận được đơn tố giác của một số cá nhân khác về việc bị can Trần Tấn Hoàng nhận tiền đặt trước của người tham gia đấu giá nhưng sau khi việc mua bán tài sản đấu giá không thành, bị can Hoàng đã không hoàn trả lại tiền mà chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân.
Việt Nam trong cuộc đua mở rộng sân bay với các nước Đông Nam Á
“Khi xử lý thực phẩm hoặc nấu ăn không đúng cách làm vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn. Thực phẩm để lâu ngày và không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị ôi thiu, biến chất, hình thành các loại độc tố. Thức ăn quá đậm vị, nhiều dầu mỡ, cay nồng cũng gây khó tiêu, không tốt cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, nắng nóng nhiều người ngại nấu nên hay mua các loại thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh. Thực phẩm bán sẵn không bảo quản đúng cách cũng gây ra ngộ độc và tiêu chảy”, bác sĩ Lợi cho biết.
Newcastle đại náo thị trường chuyển nhượng, sắp có Kieran Trippier, hỏi mượn Aubameyang
Trong ngày 15.3, đoàn công tác của lãnh đạo TP.Đà Nẵng đi thăm và bàn giao nhà đại đoàn kết cho tỉnh Quảng Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Quảng Nam và TP.Đà Nẵng.TP.Đà Nẵng tổ chức 2 đoàn, đoàn đi H.Đông Giang (Quảng Nam) do ông Nguyễn Đình Vĩnh, Phó bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng dẫn đầu, thăm và khánh thành nhà đại đoàn kết tại hộ ông A Lăng Câu và ông A Râl Xu (tổ dân phố Gừng, TT.Prao, H.Đông Giang).Đoàn đi H.Tây Giang (Quảng Nam) do ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng dẫn đầu, ghé thăm và khánh thành nhà đại đoàn kết tại hộ ông Pơ Loong Dít và hộ ông A Lăng Chấp (thôn Bhlố, xã A Vương).Chiều cùng ngày, 2 đoàn cùng về H.Duy Xuyên (Quảng Nam), thăm và khánh thành nhà đại đoàn kết cho bà Võ Thị Thao (thôn Phú Nham Tây, xã Duy Sơn) và bà Hồ Thị Châu Sa (thôn Trung Đông, xã Duy Trung).Tại H.Duy Xuyên, đoàn của lãnh đạo TP.Đà Nẵng tham dự buổi lễ trao bảng biểu trưng TP.Đà Nẵng trao tặng 100 căn nhà đại đoàn kết, với tổng kinh phí 16 tỉ đồng cho tỉnh Quảng Nam.Các căn nhà đại đoàn kết này dành cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong vùng căn cứ cách mạng của Quảng Nam - Đà Nẵng thời kỳ kháng chiến, nhân dịp 50 năm ngày giải phóng 2 tỉnh thành Quảng Nam và TP.Đà Nẵng.Bên cạnh các căn nhà bàn giao trong ngày 15.3, số nhà đại đoàn kết còn lại sẽ được khởi công và xây dựng hoàn thiện trong thời gian đến.
Với sự chung tay của những người tham dự, tổng số tiền quyên góp được lên đến 90 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này được trao tặng cho 3 cầu thủ Nguyễn Thị Hoa (CLB bóng đá nữ Hà Nội), Nguyễn Thị Tâm (đội tuyển Boxing Việt Nam) và Nguyễn Bá Kiên (VĐV điền kinh trẻ Hà Nội). Trong số những cái tên này, võ sĩ Nguyễn Thị Tâm từng hai lần lên ngôi vô địch giải boxing châu Á 2017 và 2022. Cô cũng từng giành HCV SEA Games 2019 và 2022, đại diện Việt Nam tham dự Olympic Tokyo 2021.
Bạn đọc viết: Nhếch nhác trước khu di tích Gò Ô Môi
Chiều 12.1, Trường ĐH Đồng Tháp có trận đấu cuối cùng vòng bảng gặp Trường ĐH Cần Thơ tại vòng loại Tây Nam bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025). Sau 2 lượt trận đầu tiên, Trường ĐH Đồng Tháp mới có 2 điểm (2 trận hòa), Trường ĐH Cần Thơ được 3 điểm (1 trận thắng, 1 trận thua). Vì vậy, trận đấu này cực kỳ quan trọng, đội nào giành chiến thắng sẽ vào bán kết, đội thua phải nói lời chia tay giải.Với tính chất của trận "play off", không chỉ cầu thủ mà ban huấn luyện 2 đội cũng rất lo lắng, hồi hộp, đặc biệt là đối với Trường ĐH Đồng Tháp. Bởi trong số 66 đội tham dự vòng loại cả nước thì Trường ĐH Đồng Tháp là đội duy nhất thuê HLV người nước ngoài dẫn dắt các cầu thủ. Khát khao giành tấm vé dự VCK toàn quốc của đại diện đến từ đất sen hồng đang được kỳ vọng rất nhiều vào tài cầm quân của ông João Pedro Felipe Salgueiro (38 tuổi, người Bồ Đào Nha). Ngoài yếu tố chuyên môn, cuộc đối đầu với Trường ĐH Cần Thơ còn vô cùng đặc biệt với HLV João Pedro Felipe Salgueirongoại khi mẹ ông là bà Maria Felipe (65 tuổi) đã từ Bồ Đào Nha bay về Cần Thơ để ủng hộ tinh thần con trai và Trường ĐH Đồng Tháp. Bà là người luôn đồng hành, tạo điều kiện để con trai mình thực hiện ước mơ trở thành một HLV bóng đá chuyên nghiệp khi còn nhỏ.Bà Maria Felipe cho biết, HLV João Pedro Felipe Salgueiro mồ côi cha khi mới 8 tuổi. Ở châu Âu, bà không có anh chị em nên con trai chính là người thân duy nhất của bà. "Nhà chỉ có 2 mẹ con nên tôi luôn ủng hộ mọi quyết định của João. Năm 12 tuổi, João đã muốn trở thành một HLV bóng đá. Đây là một ngành nghề khó, đòi hỏi rất nhiều sự cống hiến nên lúc nào tôi cũng muốn ở khích lệ tinh thần con trai", bà Maria Felipe nói.Trước khi đến Việt Nam, HLV João Pedro Felipe Salgueiro từng tham gia công tác huấn luyện, học tập chuyên môn ở nhiều nước như Singapore, Ấn Độ, Anh. Ở đâu, ông cũng nhận được sự quan tâm của mẹ, thỉnh thoảng mẹ ông lại từ Bồ Đào Nha sang thăm. Còn khi ông về Việt Nam, mỗi năm bà sắp xếp thăm vào lúc hè."Tuy nhiên, để cổ vũ cho tôi trong trận cầu căng thẳng, mẹ đã quyết định "phá lệ" bay về Việt Nam một lần nữa. Mẹ là một phần rất quan trọng trong sự nghiệp của tôi. Tôi hy vọng Trường ĐH Đồng Tháp sẽ có một ngày thi đấu trọn vẹn, để mang đến sự tự hào cho bà", HLV João Pedro Felipe Salgueiro chia sẻ.Theo bà Maria Felipe, HLV João Pedro Felipe Salgueiro đã có gia đình, lấy vợ là người Việt Nam, đặc biệt quê nhà con dâu cũng ở Đồng Tháp. Với chuyến đi "nằm ngoài dự định" này, bà sẽ quyết định ở lại Việt Nam để ăn Tết Nguyên đán. Bởi khi đến đây, bà cảm nhận rõ sự nhiệt tình, thân thiện, mến khách của người Việt Nam và gia đình sui gia.Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.

Ý nghĩa của chữ 'i' trong tên gọi iPhone
Món ăn chay không đường - công thức trẻ, đẹp gấp đôi
Sự kiện do Công ty cổ phần truyền thông và giải trí OMedia phối hợp với Trung tâm TDTT Thống Nhất và Liên đoàn Bóng đá TP.HCM tổ chức, chính thức diễn ra vào ngày 23 và 24.9, tại Trung tâm hội nghị Adora và sân Thống Nhất (TP.HCM).
Highlights VBA 2023: Cantho Catfish thắng cách biệt Danang Dragons
Tương tự nhiều làng cổ khác của vùng chiêm trũng Bắc bộ, làng Nôm thuộc Đại Đồng, Hưng Yên vẫn còn đó những nét đẹp cổ kính, trầm mặc, từ đình làng, ao làng, đường làng, cùng 19 nhà thờ họ biểu trưng cho con dân làng Nôm. Ở đời thường, nhắc đến Nôm là gợi ngay về nghề đặc thù của làng, ấy là buôn đồng nát. Cái nghề ấy "lẻn" cả vào thơ vè, định danh cụ thể về làng rằng: "Đồng nát thì về cầu Nôm".Ngược dòng lịch sử, tìm hiểu chuyện hình thành làng Nôm thông qua cụm di tích đình làng còn lưu lại mới biết thành hoàng làng Nôm chính là thánh Tam Giang - vị anh hùng dân tộc vẻ vang chống ngoại xâm chẳng liên quan gì đến nghề đồng nát. Ở vùng chiêm trũng Bắc bộ, thánh Tam Giang có hai hóa thân là thiên thần và nhân thần. Ở góc độ thiên thần, đây là vị thần chuyên bảo hộ vùng sông nước. Còn ở nhân thần, thánh Tam Giang là vị tướng oai dũng chống giặc ngoại xâm, sau khi hy sinh vì nước, ông được người dân tôn thờ. Thống kê có đến gần 400 đình, đền, nghè ở các làng cổ phía bắc thờ thánh Tam Giang.Trong cụm di tích đình Tam Giang ở làng Nôm, ngoài kiến trúc cổ kính của đình làng, mái ngói, cầu đá… còn nổi bật một cây đa cổ thụ. Các cụ cao niên kể rằng đấy là nơi khi xưa thánh Tam Giang và quân sĩ buộc ngựa, chiêu binh phục vụ kháng chiến chống giặc. Việc chiêu mộ binh sĩ khắp nơi, mỗi người mang mỗi họ khác nhau, khi đất nước yên bình, nhiều người trong số đó ở lại, thành cư dân làng Nôm. Nguyên cớ có đến 19 dòng họ khác nhau ở đây là vì vậy.Cũng từ câu chuyện chiêu quân của đức thánh Tam Giang, bánh tày ra đời. Với chiều dài gần 40 cm, khẩu chỉ bằng 3 ngón tay chụm lại, cầm rất vừa tay, mỗi chiếc bánh đủ cho một người bình thường ăn no. Việc người làng Nôm phát minh ra bánh tày chính là để phục vụ nhu cầu lương binh cho quân sĩ, vừa đủ dưỡng chất vừa đáp ứng tính tiện dụng, dễ dàng vận chuyển, lưu trữ thời gian dài. Nhờ vậy, bánh tày là dạng lương thực để binh sĩ bồi bổ trong những chiến trận ác liệt hoặc những cuộc hành quân xa.Tên gọi bánh tày, khi tìm hiểu ra, cũng mang lại nhiều thuyết giải thú vị. Liệu chiếc bánh có liên quan gì đến dân tộc Tày hay không? Nếu nhìn lại danh sách các dòng họ đang hiện hữu ở làng Nôm và những họ phổ biến của người Tày như Đỗ, Lê, Tạ… có thể thấy có sự tương đồng. Biết đâu trong quá trình chiêu quân, các tráng sĩ người Tày cũng tham gia công cuộc vệ quốc, gia nhập binh đoàn thánh Tam Giang và mang thứ bánh lá đặc trưng của dân tộc mình vào đời sống quân ngũ?Một lý giải khác liên quan đến bánh tày bắt nguồn từ chiều dài chiếc bánh. Nếu đo trung bình độ dài một chiếc bánh tày sẽ tương đương chiều dài cẳng tay với điểm đầu là lòng bàn tay và điểm cuối là cùi chỏ. Trong phương ngữ vùng Bắc bộ, đặc biệt là cư dân Hà Tây, chữ "tay" khi phát âm sẽ được nhấn thêm dấu huyền để thành "tày". Trong quá trình tập hợp binh về làng Nôm, có thể trong số ấy có những người lính đến từ vùng Hà Tây, việc biến âm trong phương ngữ khiến chiếc bánh tay khi xướng âm biến thành bánh tày là vậy.Trở lại với thời bình, bánh tày làng Nôm chỉ được làm vào dịp tết hoặc những sự kiện thực sự trọng đại. Cấu tạo một chiếc bánh rất đơn giản chỉ với đậu xanh đánh (đậu xanh lột vỏ, luộc chín, xào đường theo tỷ lệ 1:1) và mỡ thăn lợn cắt thỏi dài. Hai thứ này dùng làm nhân, còn lớp vỏ bánh là gạo nếp bao quanh, áo là lá dong. Bánh tày, ngoại hình giản đơn chỉ có thế. Nhưng khi ăn, bánh tày thực sự gây ấn tượng bởi sự cân bằng hài hòa giữa các nguyên liệu, hương vị. Ngọt bùi của đậu, béo ngậy của mỡ, dẻo thơm của nếp…, tất cả hòa quyện theo từng miếng cắn rất vừa nhờ kích thước khác lạ với các dòng bánh lá hiện hữu.Là đặc sản làng Nôm, ai ăn cũng khen ngon nhưng để tìm người làm ra bánh tày hôm nay lại là chuyện nan giải khi cả làng chỉ còn lại cụ Tạ Đình Hùng hằng năm vẫn gói bánh tày mùa tết đến. Tham gia cùng cụ Hùng trong một chuyến gói bánh tày, được nghe giải thích và chứng kiến các công đoạn làm bánh, mới thấy đằng sau vẻ giản đơn của chiếc bánh con con là vô số công đoạn phức tạp. Đầu tiên là phân chia tỷ lệ nguyên liệu, để ra một mẻ 100 chiếc bánh cần 10 kg gạo nếp cái hoa vàng vụ mới, 10 kg đường trắng, 10 kg đậu xanh không vỏ, 10 kg mỡ thăn. Phần chuẩn bị nguyên liệu chỉ có khoản đậu xanh đánh là nhọc sức vì phải luộc cho đậu nhừ, đánh nhuyễn không còn thấy dáng hạt rồi trộn đường đảo đều. Cái vất vả là khi đậu quết cùng đường, đảo tay không đều và nhanh sẽ làm đường chảy gây cháy khét, mẻ nhân ấy coi như hỏng. Đậu đảo đến chín nhừ, vàng ươm là hoàn thiện.So sánh làm bánh tày và bánh chưng, cụ Tạ Đình Hùng bảo: "Làm bánh tày vất hơn bánh chưng nhiều, bánh chưng có khuôn, một bánh tôi làm chậm nhất chỉ 2 phút, gói được một bánh tày bằng gói 3 - 4 cái bánh chưng". Đem câu chuyện làm bánh tày hỏi các nhà bán bánh lá ở chợ Nôm, ai cũng lắc đầu: "Không làm đâu, nhọc công lắm chú ạ". Cái sự nhọc ấy, hóa ra chẳng phải khó ở khâu chuẩn bị nguyên liệu mà ở kỹ thuật gói. Chứng kiến cụ Hùng tay thoăn thoắt từng thao tác xếp lá dong, rải 100 gram nếp cho một cái bánh, đặt phần nhân bánh lên lớp nếp, đoạn lấy tay túm hai mép lá kéo lên cao, giật xóc nhẹ, cuộn lại thật nhanh và đều, rồi thắt dây là xong một cái bánh tày. Độ khó khi làm bánh chính là ở cú giật "kinh điển" ấy. Cụ Hùng biết gói bánh tày từ năm 10 tuổi, đến nay đã hơn 70 năm tuổi nghề và cú giật điệu nghệ ấy vừa đủ lực để lớp gạo mỏng te bám đều quanh lõi nhân. Tôi làm thử mấy chiếc bánh cùng cụ nhưng cứ đến công đoạn cuối cùng với thao tác giật là gạo bay đằng gạo, nhân rời đằng nhân, không thể nào căn đều cho được.Mỗi lần chuẩn bị cho một mẻ bánh 100 cái, mất 2 ngày trời, dù tuổi cao, sức yếu, nhưng cụ Tạ Đình Hùng vẫn cố gắng làm, bởi: "Lệ làng xưa mỗi khi bày cỗ tết hoặc cúng đình, phải có giò cây, bánh tày, chả hoa, đều là các thứ người làng tôi tự làm cả, có năm cầu kỳ hơn thì thêm món cá kho ủ trấu. Giờ các món ấy thất truyền hết, còn lại mỗi bánh tày. Gói bánh mệt người lắm nhưng con cháu ở xa chúng nó cứ bảo gói để lễ thánh và mang làm quà đặc sản làng Nôm. Mấy năm nay chúng nó đem bánh tày làm quà biếu tết, ai ăn cũng khen, chiều các cháu nên cố làm".Nhờ kích thước nhỏ, gói đều tay, cộng thêm 5 giờ luộc ngập sôi trong nước, bánh tày khi hoàn thiện ngon dẻo rền ngậy đến lạ kỳ, ăn no vẫn không ngán. Đem cắt lát miếng bánh do cụ Hùng làm, thấy rõ các lớp vỏ, nhân, mỡ phân bố đều tăm tắp, mắt nhìn đã thấy thèm. Ăn bánh của cụ Hùng thật ngon, nhưng cũng có chút bâng khuâng, bởi rằng món bánh tày trứ danh của làng Nôm đang thiếu người kế tục. Trong nhiều mâm cỗ dâng lễ thánh ngày xuân của người làng, bóng dáng bánh tày đang dần được thay bằng những cao lương mỹ vị hợp thời hơn. Lo rằng một ngày không xa, món bánh tày làng Nôm chỉ còn tồn tại trong hoài niệm và chuyện kể.
sea games overall medal tally
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư